DANH MỤC
LIÊN KẾT WEBSITE
Lượt truy cập
Đang truy cập :
3
Hôm nay :
54
Tháng hiện tại
: 4217
Tổng lượt truy cập : 345922
NGÀY GIA ĐÌNH VIỆT NAM: Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ NGUỒN GỐC
Chủ nhật - 28/06/2015 15:45 | Số lần đọc: 806 Với ý nghĩa cao đẹp, ngày 28/6 được xem là Ngày Gia đình Việt nam nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam.
“Gia đình” hai tiếng thiêng liêng luôn ghi sâu vào tâm khảm của mỗi người con Việt Nam. Gia đình là môi trường quan trọng hình thành nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách mỗi con người. Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi duy trì nòi giống cho mỗi dòng họ.
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”.
Gia đình có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển của xã hội. Không chỉ vậy, gia đình còn góp phần xây dựng, tô thắm, làm rạng rỡ thêm bản sắc văn hoá dân tộc; là nơi giữ gìn, vun đắp, phát huy những giá trị truyền thống quý báu của người Việt được lưu truyền qua hàng ngàn năm lịch sử.
Lịch sử Ngày Gia đình Việt Nam
Theo lời Bác, ngày 28/ 6/2000, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 55- CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng của cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Ngày 4/5/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg về ngày Gia đình Việt Nam. Quyết định nêu rõ: lấy ngày 28/6 hàng năm là Ngày Gia đình Việt Nam, nhằm đề cao trách nhiệm lãnh đạo các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng toàn thể các gia đình thường xuyên quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ý nghĩa Ngày Gia đình Việt Nam
Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 hàng năm xuất phát từ truyền thống đạo lý từ mấy ngàn năm văn hiến cho đến nay. Tên tuổi các vị anh hùng, các danh nhân, các bậc kỳ tài, các nhà cách mạng lỗi lạc đều xuất phát từ những gia đình có tính chất đặc biệt, tiềm ẩn trong những gia đình đó là sự giáo dục, chăm sóc của những người cha, người mẹ đã tảo tần nuôi con ăn học thành tài để ra giúp dân giúp nước.
Gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc. Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách... đã được gia đình Việt Nam giữ gìn, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước.
Qua nhiều thời kỳ phát triển, cấu trúc và quan hệ trong gia đình Việt Nam có những thay đổi, nhưng chức năng cơ bản của gia đình vẫn còn tồn tại và gia đình vẫn là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Và đây cũng là ngày mọi người trong gia đình quan tâm đến nhau, xã hội quan tâm đến trẻ nhỏ và những người không có bố mẹ, cặp vợ chồng phải hiểu được giá trị mái ấm và cùng nhau vượt qua sóng gió để có một gia đình hạnh phúc.
“Gia đình” hai tiếng thiêng liêng luôn ghi sâu vào tâm khảm của mỗi người con Việt Nam. Gia đình là môi trường quan trọng hình thành nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách mỗi con người. Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi duy trì nòi giống cho mỗi dòng họ.
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”.
Gia đình có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển của xã hội. Không chỉ vậy, gia đình còn góp phần xây dựng, tô thắm, làm rạng rỡ thêm bản sắc văn hoá dân tộc; là nơi giữ gìn, vun đắp, phát huy những giá trị truyền thống quý báu của người Việt được lưu truyền qua hàng ngàn năm lịch sử.
Lịch sử Ngày Gia đình Việt Nam
Theo lời Bác, ngày 28/ 6/2000, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 55- CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng của cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Ngày 4/5/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg về ngày Gia đình Việt Nam. Quyết định nêu rõ: lấy ngày 28/6 hàng năm là Ngày Gia đình Việt Nam, nhằm đề cao trách nhiệm lãnh đạo các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng toàn thể các gia đình thường xuyên quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ý nghĩa Ngày Gia đình Việt Nam
Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 hàng năm xuất phát từ truyền thống đạo lý từ mấy ngàn năm văn hiến cho đến nay. Tên tuổi các vị anh hùng, các danh nhân, các bậc kỳ tài, các nhà cách mạng lỗi lạc đều xuất phát từ những gia đình có tính chất đặc biệt, tiềm ẩn trong những gia đình đó là sự giáo dục, chăm sóc của những người cha, người mẹ đã tảo tần nuôi con ăn học thành tài để ra giúp dân giúp nước.
Gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc. Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách... đã được gia đình Việt Nam giữ gìn, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước.
Qua nhiều thời kỳ phát triển, cấu trúc và quan hệ trong gia đình Việt Nam có những thay đổi, nhưng chức năng cơ bản của gia đình vẫn còn tồn tại và gia đình vẫn là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Và đây cũng là ngày mọi người trong gia đình quan tâm đến nhau, xã hội quan tâm đến trẻ nhỏ và những người không có bố mẹ, cặp vợ chồng phải hiểu được giá trị mái ấm và cùng nhau vượt qua sóng gió để có một gia đình hạnh phúc.
Tác giả bài viết: Lê Hữu Đồng - Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Đức Yên
Nguồn tin: Sưu tầm
Từ khóa:
ý nghĩa, gia đình, giá trị, văn hóa, truyền thống, thiêng liêng, tâm khảm, môi trường, quan trọng, nhân cách, tế bào, xã hội, duy trì, nòi giống, dòng họ, sinh thời, chủ tịch, chí minh, vai trò, phát triển, góp phần
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
VĂN BẢN GIÁO DỤC
-
Thông báo tạm nghỉ học do cơn bão số 10 (Số: 90/TB-TTHĐY)
Tên: (Thông báo cho học sinh nghỉ học do cơn bão số 10)
-
60 tình huống ứng xử GV Chủ nhiệm giỏi huyện Đức Thọ năm học 2016-2017
Tên: (Tình huống ứng xử sư phạm)
-
Số: 22/2016/TT-BGDĐT-Sửa đổi, bổ sung đánh giá học sinh Tiểu học theo TT 30/2014
Tên: (THÔNG TƯ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
-
Số: 24/CV - CTĐ
Tên: (V/v triển khai chương trình phối hợp khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh cho trẻ em nghèo Hà Tĩnh)
-
Số: 59 /PGD&ĐT- CMTH V/v Hướng dẫn khảo sát chất lượng học sinh học 2 buổi/ngày năm học 2015-2016
Tên: (Công văn V/v Hướng dẫn khảo sát chất lượng học sinh học 2 buổi/ngày năm học 2015-2016)
-
Lịch thi Violimpic cấp huyện năm học 2015 - 2016
Tên: (Lịch thi Violimpic cấp huyện 2015 - 2016)
-
Lịch công tác tháng 3 - Phòng GD&ĐT Đức Thọ
Tên: (Lịch công tác tháng 3 - Phòng GD&ĐT Đức Thọ)
-
Số 29/GM-TTHĐY
Tên: (Giấy mời dự Giao lưu "Tuổi thơ khám phá" cấp trường.)
-
Số: 28/KH-TTHĐY
Tên: (Kế hoạch tổ chức giao lưu “Tuổi thơ khấm phá” cấp trường năm học 2015 - 2016)
-
Số: 38/QĐ-TC
Tên: (Về việc thành lập tổ tư vấn công tác Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông)